1. Từ trường: Hãy đặt đồng hồ của bạn ở vị trí không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị phát ra từ trường mạnh.
2. Nước biển: Nếu đồng hồ của bạn vô tình tiếp xúc với nước biển, hãy rửa sạch bằng nước ấm và để khô tự nhiên vì nước biển có tính chất ăn mòn cao có thể gây hại cho các bộ phận của đồng hồ.
3. Hóa chất: Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa thông thường để làm sạch đồng hồ. Nếu cần làm sách hãy mang tới nơi bảo hiểm đồng hồ chính hãng của bạn.
4. Nhiệt độ: Tránh nhiệt độ cao trên 60 độ C hoặc quá thấp dưới 0 độ C và việc đột ngột thay đổi nhiệt độ môi trường.
5. Vệ sinh: Bạn có thể vệ sinh dây đồng hồ kim loại bằng cách dùng bàn chải mềm và nước xà phòng loãng rồi lau khô lại với vải mềm.
6. Độ kín nước: Chiếc đồng hồ dù có độ kín nước cao nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Sau một thời gian sử dụng, máy sẽ cũ đi và các bộ phận bảo vệ cũng bị thoái hóa dần. Do đó độ chịu nước không phải lúc nào cũng tốt như mới được.
7. Nút khóa vặn: hãy chú ý vặn và khóa nút cẩn thận (hoặc ấn nút vào trong với đồng hồ có núm bấm) để tránh hơi nước thẩm thấu vào trong.
8. Đồng hồ tự động (Automatic): Sẽ tự động nạp pin nếu bạn đeo trên tay liên tục. Nếu bạn dùng máy cót tay thì số vòng lên dây cót nên là 15- 20 vòng để đảm bảo đủ năng lượng cho máy chạy.
9. Dây da: Phải tuyệt đối tránh sự tiếp xúc của dây với hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm , nước hoa,… làm cho dây biến màu và thay đổi thành phần hóa học. Không để dây da tiếp xúc quá lâu với ánh nắng vì sẽ làm mất màu của dây.
10. Va chạm: tránh các va chạm mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến vỏ và các bộ phận bên trong máy của đồng hồ
0 comments:
Post a Comment