Saturday, November 28, 2015


Chronometer là từ gốc Hy Lạp bắt nguồn từ chữ Chronos và Metron, chỉ thời gian. Để được chứng nhận Chronometer thì chiếc đồng hồ phải đạt được độ chính xác cực cao trong cả những điều kiện cực kỳ bất lợi. Để được gọi là Chronometer thực sự thì chiếc đồng hồ phải vượt qua được một chuỗi các thử nghiệm liên tục trong 15 ngày đêm tại nhiều địa điểm khác nhau với nhiều điều kiện được mô phỏng khác nhau.

COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là tổ chức chịu trách nhiệm về việc tiến hành thử nghiệm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận này. COSC có ba trung tâm ở Thụy Sĩ tại Geneva, Bienne và thành phố Le Locle. Có tổng cộng 7 phép thử khác nhau mà chiếc đồng hồ sẽ phải trải qua. Chỉ cần không đạt được 1 trong 7 tiêu chí này, chiếc đồng hồ sẽ bị đánh trượt ngay. Những bài kiểm tra cụ thể là:

1. Kiểm tra tốc độ trung bình đồng hồ chạy trong 10 ngày liên tục. Máy chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày.

2. Tốc độ thay đổi bình quân của máy: tốc độ của đồng hồ được đo tại 5 vị trí khác biệt theo chiều ngang và thẳng đứng mỗi ngày. Trong tổng cộng 10 ngày thì sự sai lệch không được vượt quá 2 giây.

3. Tốc độ thay đổi tối đa tại 5 điểm khác nhau không quá 5 giây/ngày.

4. Độ sai lệch khi ở vị trí thẳng đứng và nằm ngang không quá -6 đến +8 giây.

5. Chênh lệch giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình ngày không quá 10s/ngày.

6. Tốc độ đồng hồ ở nhiệt độ lạnh 8 độ C và nóng tại 38 độ C không quá 0,6s/ngày.

7. Sai số lũy tiến: sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây


Sau 7 phép thử trên, chiếc đồng hồ vượt qua được hết các bài kiểm tra sẽ được vinh dự gắn mức Chronometer trên máy khi xuất xưởng. Điều đáng chú ý là bạn không nên nhầm lẫn giữa Chronometer và Chronogragh. Chronogragh là chức năng bấm giờ thường gặp ở nhiều loại đồng hồ còn Chronometer là chứng nhận về độ chính xác của máy đồng hồ.

0 comments:

Post a Comment