Sunday, November 29, 2015

1. Mica:
Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, loại này thường được sử dụng cho đồng hồ trẻ em, rẻ tiền…sử dụng 01 thời gian thì bị mờ, trầy xước…không đánh bóng được

kính mica

2. Sapphire Glass (Kính Sapphire):
Là loại đá trong suốt không trầy xước trừ khi bạn lấy kim cương chà xát lên Sapphire hoặc Sapphire cọ xát với Sapphire hoặc cạnh của lá lúa chà xát lên mặt kính Spphire thì bị trầy, mặt khác kính Sapphire rất giòn chỉ cần va chạm nhẹ là bị vỡ (bể). Sapphire được chia thành 03 loại như sau:
Sapphire tráng mỏng: là loại kính thường tráng một lớp mỏng sapphire. Loại này thường được lắp vào các đồng hồ nháy nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc các đồng hồ không tên tuổi. Đối với loại kính này có đặc điểm là giòn, dễ vở khi va chạm dù rất nhẹ, khi sử dụng một thời gian thì bị trầy bởi vì sau vài tháng sử dụng lớp sapphire bị phai đi chỉ còn lại kính thông thường. Bạn cần lưu ý là dù tráng lớp sapphire nhưng “chích” máy thử vẫn lên như thường. Vì vậy đừng có vội tin khi người bán dung máy thử cho bạn xem, thậm chí ngay khi mới mua người bán vẫn thử cho bạn xem tại chổ bằng cách lấy tuốt nơ vít  cào lên mặt kính vẫn không trầy, nhưng sau vày tháng thì mặt  kính trầy không thương tiếc. Điểm nhận dạng là trên đồng hồ có ghi coated sapphire (Sapphire tráng)

kính sapphire

 Sapphire tráng dầy: loại này tương tự như loại trên nhưng được tráng dầy hơn nên có thời gian sử dụng lâu hơn trước khi bị trầy xước….
Một số lưu ý khi sử dụng
- Không nên thử độ cứng và chống xước của kính đồng hồ (Sapphire glass) bằng các vật có tính chất cứng hơn Sapphire như dao cắt kính, kim cương… vì như vậy sẽ làm hư hại kính đồng hồ.
- Tránh để đồng hồ thường xuyên tiếp xúc với hóa những hóa chất như xà phòng, nước biển, các chất tẩy rửa, axít. Chúng không những có thể làm hỏng mặt đá sapphire tráng dầy mà có thể làm hỏng cả dây đồng hồ, các lớp vỏ mạ,
3. Mineral Glass (Kính khoáng chất)
Từ những ưu điểm và nhược điềm của kính sapphire các nhà khoa học chế ra loại kính được gọi là kính khoáng chất (Mineral Glass) tận dụng được 01 ưu điểm của kính Sapphire là không trầy và khắc phục 01 yếu điểm của Sapphire là giòn. Nhưng kính Mineral lại thua khi so sánh về độ cứng so với kính Sapphire.


- Thực tế cho thấy kính khoáng chất có độ cứng rất cao nên hạn chế trầy xước và không bị vỡ (bể) khi va chạm vô tình.
- Kính khoáng chất rất ít khi bị trầy, nhưng dù cho có trầy xước thì đánh bóng là sáng đẹp như mới (chi phí đánh bỏng chỉ vài chục ngàn).

 

0 comments:

Post a Comment